KIM DUNG – THIÊN LONG BÁT BỘ – SINH TỬ PHÙ


ĐOÀN DỰ VÀ VƯƠNG NGỌC YẾN
KIỀU PHONG – BANG CHỦ CÁI BANG
ĐOÀN DỰ – A CHÂU – HƯ TRÚC – KIỀU PHONG
VƯƠNG NGỮ YÊN HAY VUONG NGỌC YẾN-CHÁU THẦN TIÊN TỶ TỶ

Kim Dung – nhà văn viết truyện Kiếm hiệp nổi tiếng Châu Á và Thế giới có tưởng tượng một môn võ công Sinh Tử Phù trong Thiên Long Bát Bộ – độc đáo và nhiều ý nghĩa cho đến ngày nay.

Sinh Tử Phù(Bùa Sống Chết) là môn võ công của Thiên Sơn Đồng Lão xuất thân từ phái Tiêu Dao:vừa là võ công vừa là ám khí độc chất học bắt người khác quy thuận để sai khiến (không cần giết chết)

Dùng chữ “cấy Sinh Tử Phù” là dễ hiểu, với nội công Bắc Minh Thần Công biến một ít nước trong lòng bàn tay thành lớp băng mỏng và hoà với độc tố bắn vào nhiều huyệt của đối phương làm sao lớp băng tan thấm vào huyệt qua da. Độc tố này vào người gây ngứa ngáy khó chịu, đau đớn không thể tả theo chu kỳ định sẵn, người trúng độc phụ thuộc người cấy vi hành ban phát hoặc theo thời gian “triều cống chầu chực” khi sắp đến ngày phát tác để lấy thuốc giải, nên các thủ lĩnh 72 Đảo, 36 động gần xa Cung Linh Thứu phải thần phục. Sau này Hư Trúc lên làm chưởng môn, lấy ân báo oán hoá giải Sinh Tử phù khiến quần hùng Võ lâm cảm phục…

Đôc dược dùng trong đầu độc con người xưa nay nổi tiếng là Thạch tín(Arsenic). nhờ nó không mùi không vị và còn nhiều loại độc dược đặc biệt khác mà nước nào cũng có nhưng dễ phát hiện

Polinium là chất phóng xạ mà bà Marie Curie đã phát hiện từ năm 1898,cũng như các chất phóng xạ gây hại khác dễ dàng phát hiện bởi các máy dò phóng xạ thông thường.

Polinium 210 là loại phóng xạ dẫn xuất tinh chế từ Polinium cổ điển chỉ vài nhà máy gia tốc hạt nhân trên thế giới chế tạo được (Mỹ, Anh, Nga, Pháp,Trung Quốc, Israel)

Chỉ cần liều một vài gram Polinium 210 có thể giết chết người khoẻ mạnh tuỳ thời gian mong muốn với Hội chứng rối loạn sinh tuỷ tương tự như cấy Sinh Tử phù.

Chất này hiện chưa có máy chuyên dùng phát hiện, và dễ dàng lọt qua các khâu an ninh chỉ phát hiện sau khi chết. Chất này không xuyên thấu qua da mà sau khi vào hệ tiêu hoá (bữa ăn,uống nước trà…) hay qua da vết thương hở.Polonium khi vào cơ thể nó phóng thích chất đồng vị alpha bức xạ cao bắn phá các cơ quan như tuỷ xương.cơ quan tạo máu…nên phát hiện nó bị đầu độc như thế nào, thời điểm nào và có phải do nó là thủ phạm hay bệnh ngẫu nhiên là điều rất khó khăn. Các chính trị gia đa số chết kiểu này sau khi bị đầu độc chỉ biểu hiện ra bên ngoài là các hội chứng như Suy Tủy, Ung thư máu, hay virut lạ chung chung không thể tìm ra nguyên nhân đích thực, (có thể tìm ra ở những cơ sở y khoa hiện đại nhưng không thể công bố vì nhiều lý do tế nhị)

Võ công Sinh Tử Phù khiến ta liên tưởng đến bàn cờ chính trị gần đây! Trung quốc đã cấy “Sinh Tử phù” nhiều nước nghèo Châu Phi,Nam Mỹ,Châu Á… bằng các dự án kinh tế quân sự hay cho vay nợ…để các quốc gia ấy phụ thuộc kinh tế và thần phục chính trị là điều đã và đang xảy ra.

Các bạn cũng như tôi là “tép riu” muốn lọai trừ khỏi xã hội chỉ cần xã hội đen giá rẻ như bèo là không còn có mặt trên cõi đời này cần chi đến Sinh Tử phù Polinium210 !?

Sinh Tử Phù trở thành một “ẩn dụ” sâu xa của Khống chế và Phụ thuộc giữa kẻ mạnh và kẻ yếu

 

 

BỘ TRUYỆN NÀO CỦA KIM DUNG HAY NHẤT?


Bộ truyện nào của Kim Dung hay nhất!?

Một câu đố hay câu chuyện Tiếu lâm nhưng rất khó: Bạn hãy viết câu chuyện ngắn  nhất có đầy đủ yếu tố Phong kiến,Tôn giáo,Tình dục,nhiều nhân vật và Kịch tính.Người đoạt giải đã viết: “Nữ Hoàng thốt lên:Ôi !Đứa nào đã làm ta có thai!”

Thiên long bát bộ (giản thể龙八部phồn thể天龍八部bính âm: Tiān Lóng Bā Bù) là một tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung. Tác phẩm được bắt đầu được đăng trên tờ Minh báo ở Hồng Kông và Nam Dương thương báo ở Singapore vào ngày 3 tháng 9 năm 1963 đến ngày 27 tháng 5 năm 1966, liên tục trong 4 năm. Nội dung “Thiên long bát bộ” thấm đượm tinh thần Phật giáo mà Kim Dung vốn ngưỡng mộ, tiếng nói của Phật giáo trong tác phẩm vừa dịu dàng sâu lắng vừa thật hiển minh, quán xuyến từ đầu chí cuối tác phẩm. Các nhân vật chính trong tiểu thuyết được dựa trên Bát bộ chúng, là tám loài hữu tình trong thần thoại Phật giáo bao gồm: ThiênLongDạ-xoaCàn-thát-bàA-tu-laCa-lâu-laKhẩn-na-la và Ma-hầu-la-già.

Cuối năm 2004, nhà xuất bản giáo dục nhân dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đưa tác phẩm Thiên long bát bộ vào sách giáo khoa lớp 12. Bộ Giáo dục Singapore cũng làm như vậy đối với các trường cấp 2, 3 sử dụng tiếng Trung Quốc. Thiên long bát bộ cũng đã được chuyển thể thành phim truyền hình nhiều lần bởi cả các nhà sản xuất Trung Hoa đại lục và Hồng Kông.

  1. Thiên: là thiên thần (Deva), đứng đầu bởi Đế Thích. Thiên thần trong Phật giáo vẫn còn trong cõi sinh tử, có sống có chết, có tất cả mười hai thiên thần quan trọng nhất tượng trưng cho tám hướng và bốn tinh thể của vũ trụmặt trờiMặt Trăngbầu trời và mặt đất
  2. Long: là rồng (Naga) nhưng không có chân, trông giống như một con mãng xà lớn, là chúa tể các loài trong nước. Kinh Phật kể rằng một con rắn tên là Mucilinda da cuộn thành một cái tàn che cho đức Phật nhập định trong một cơn giông bão.
  3. Dạ Xoa: (Yaksha) quỷ thần (thần ăn được quỷ), có thể tốt hoặc xấu. Dạ Xoa Bát Đại tướng có nhiệm vụ bảo hộ chúng sinh
  4. Càn Thát Bà: (Gandharvanhạc thần thân thể tỏa mùi thơm, phục thị Đế Thích, không ăn thịt, không uống rượu
  5. A-tu-la: (Asura) tuy có phước báo lớn nhưng hay ganh tị với chư Thiên nên thường đem quân gây chiến thường bị thua, rất đau khổ không được vui sướng mặc dù có thể giàu có nhưng bị tâm ganh ghét đố kị làm cho đau khổ
  6. Ca Lâu La: (Garudachim đại bàng cánh vàng đầu có một cái bướu to gọi là Như Ý Châu, tiếng kêu bi thảm, được người Trung Hoa bản địa hóa thành Đại Bàng Kim Sí Điểu. Ca Lâu La thích ăn rồng, khi chết chất độc xông lên cháy tiêu thành tro, chỉ còn một trái tim xanh biếc
  7. Khẩn Na La: (Kinnara) nhạc thần của Đế Thích, đầu có sừng, giỏi múa hát
  8. Ma Hầu La Gia: (Mahoràga) là thần rắn, mình người đầu rắn

(Wiki mở)

Thiên Long Bát bộ của Kim Dung đầy đủ 5 yếu tố trên nếu in mỏng là 8 Tập, in dày đóng bìa cứng cũng 5 tập.( 50 chương 2124 trang(bản in Đài Bắc 8/1981) Nói thêm về bộ truyện này,trước 1975 khi in thành sách, đã đăng báo Hongkong hàng ngày từ 1963 mất 4 năm sau đó in thành sách lúc thì Lục mạch thần kiếm, Nhất Dương Chỉ, Kiều Phong… lúc thì Thiên Long Bát bộ…Kim Dung chỉnh sửa cuối cùng năm 1979 và 2009. Sau 1975 do cấm đoán nhưng vẫn có cơ sở in lậu giấy vàng ố đen, chữ nhòe nhoẹt… vẫn lưu hành và bán chạy do nhu cầu độc giả cả nươc quá lớn. Cùng lúc phim bộ Kim Dung chủ yếu do Hồng kông dàn dựng tràn qua Việt Nam, chế bản quá nhiều, thậm chí hư cấu đi quá xa để phù hợp với phiên bản Điện ảnh, nhiều người bình luận Kim Dung lấy đó làm cơ sở mà không phải bản văn học. Thời điểm đó nhà xuất bản Phương Nam do Bà Phạm thị Lệ – Giám đốc lúc ấy – qua tận Đài loan đã ký bản quyền với tác giả Kim Dung để in các tác phẩm của ông trên giấy đẹp, dịch lại và chỉnh sửa cẩn thận, thành những tác phẩm văn học thật sự mà hôm nay chúng ta đang đọc.

Các bạn yêu Kim Dung có thể thích tác phẩm hay nhân vật nào tùy cá nhân – vì con người là một “tiểu vũ trụ” – có thế giới riêng của họ. Riêng tôi thích nhất Thiên Long Bát bộ và bình tác phẩm này với 5 yếu tố nói trên làm cơ sở để không đi xa quá!

Nội dung câu chuyện Thiên Long Bát Bộ xoay quanh 3 nhân vật với những cuộc phiêu lưu kỳ thú,tình yêu ngang trái và kết nghĩa bằng hữu tâm giao nhờ uống rượu, lồng trong thể loại võ hiệp nên có nhiều môn võ công kỳ ảo, ám khí, độc chất đặc biệt.

1/Đoàn Dự: nhân vật đẹp trai phong độ, không có võ công, kiến thức uyên bác là Thái tử nước Đại lý bỏ nhà phiêu lưu gặp các mỹ nhân Chung Ly,Mộc Uyển Thanh, Vương Ngữ Yên, rơi xuống vực sâu cơ duyên gặp hai bộ võ công Lục mạch thần kiếm và Lăng ba vi bộ giúp chàng thoát nhiều tai nạn và cuối cùng lên làm vua nước Đại lý

2/Hư Trúc: đệ tử tu chùa Thiếu lâm xấu trai, thật thà, nhân thân mù mờ, nhờ may mắn vô tình phá ván cờ Thiên Lung trận của chưởng môn phái Tiêu Dao và cơ duyên cứu một cao thủ võ lâm cũng của phái Tiêu Dao, sau đó làm chưởng môn cung Linh Thứu và phò mã Tây Hạ với võ công tuyệt thế Bắc Minh thần công và Sinh Tử phù

3/Kiều Phong: bang chủ Cái bang, ngay từ đầu truyện là nhân vật nam tính quang minh chính đại, võ công cao cường với Giáng Long thập bát chưởng, do mang dòng máu Khiết Đan nên bị kỳ thị chủng tộc, mất chức bang chủ. Chàng lưu lạc làm tướng quốc nước Liêu. Vua Liêu ép đem binh đánh người Tống và bạn bè là võ lâm Trung nguyên, để tránh việc tàn sát vô ích chàng tự vẫn để vẹn nghĩa vua tôi và tình bằng hữu.

PHONG KIẾN

Các tác phẩm Kim Dung đa số dựa vào lịch sử thời nhà Tống đến đời nhà Minh – khoảng đầu thế kỷ thứ 10 đến hậu bán thế kỷ 14 – Nhà Liêu 916 – nhà Minh 1368 bên Trung Hoa xuyên suốt theo thứ tự các bộ truyện:Thiên long Bát Bộ – Anh hùng xạ điêu – Thần điêu đại hiệp – Ỷ Thiên Đồ Long ký.

Thư kiếm ân cừu lục, Lộc Đỉnh ký… và các truyện khác đa số lấy lịch sử nhà Thanh, một vài tác phẩm của ông không lấy rõ bối cảnh lịch sử như Tiếu ngạo Giang hồ…

Thiên Long bát bộ: khởi đầu ngoài nước Tống cai trị Trung nguyên, có Khiết đan(sau này là Nữ Chân,Liêu,Kim,Tây Hạ,Mông cổ…),tương đương nước Việt nam thời lập quốc Ngô Quyền,Đinh Lê Lý Trần… trong lúc các nước nhỏ Thổ Phồn,Nam Chiếu, Đại lý,Chiêm thành…chưa bị xóa sổ. Đến Tống – Liêu – Kim – Tây Hạ là chấm dứt và sau đó bối cảnh lịch sử tiếp theo qua bộ Anh hùng xạ điêu

Các nhân vật nổi tiếng trong truyện như Bang chủ Cái Bang Kiều Phong,Thái tử Đại lý Đoàn Dự,Hoàng đế nước Liêu Gia Luật Hồng Cơ… là ông nội, ông cố hay Thái sư tổ của các nhân vật trong truyện tiếp theo Anh Hùng xạ điêu

Anh Hùng xạ điêu là bộ truyện quá nổi tiêng trong Xạ Điêu tam bộ khúc, có liên quan nhiều nhân vật và võ công trong Thiên Long Bát bộ nên cũng  nhắc qua như Đoàn Nam đế (cháu nội Đoàn Dự,Kiều Phong hay Tiêu Phong với hai võ công nổi tiếng Giáng Long thập bát chưởng và Đả cẩu bỗng pháp là thái sư tổ Hồng Thất Công.Gia luật Tề(chồng Quách Phù con gái Quách Tỉnh – dòng họ nước Liêu sau là bang chủ Cái bang…

Hoàng Nhan là dòng họ tộc Nữ Chân diệt nước Liêu thành lập nước Kim chiếm nửa nước Tống! Hoàng nhan Liệt, một trong những nhân vật mở đầu bi kịch Anh hùng xạ điêu – Thái tử thứ ba nước Kim – có tham vọng tiêu diệt nước Tống nhưng đa tình si mê nhan sắc vợ Dương Khang nên đã chiếm đoạt bằng thủ đoạn hãm hại nhưng  chơi chiêu “anh hùng cứu mỹ nhân” (là bà nội Dương Quá trong Thần điêu đại hiệp đã “sập bẫy” về làm Vương phi cho y). Kim Dung đã tiểu thuyết hóa Anh hùng xạ điêu xây dựng thành cuộc phiêu lưu ly kỳ của 2 nhân vật Dương Khang (con nuôi và kế nghiệp Hoàng Nhan Liệt),  Quách Tỉnh lưu lạc tận Mông Cổ sau này là phò mã củaThành Cát Tư Hãn, bạn của Đà Lôi (cha của Hốt Tất Liệt – cháu nội Thiết Mộc Chân – người  khai sáng nhà Nguyên)

Thần điêu đại hiệp có bối cảnh lịch sử Mông Cổ mạnh lên, thành lập nhà Nguyên diệt Kim, Liêu,Tây Hạ… đánh Nam Tống và gặp kháng cự mãnh liệt của quân dân thành Tương dương, Kim Dung hư cấu việc ngăn chận Mông Cổ chiếm thành là do công lao các nhân vật chính trong truyện là cặp đôi Dương Quá(con trai Dương Khang) – Tiểu Long Nữ và Quách Tỉnh – Hoàng Dung…Chính sử không thấy tên các nhân vật này chỉ có Chính Khí ca của Văn Thiên Tường còn truyền tụng đến ngày nay.

Ỷ thiên đồ long ký – lịch sử Trung hoa đến giai đoạn nhà Nguyên(Mông cổ) suy tàn, nhà Minh đang “kháng chiến” với nhân vậy chính Trương vô Kỵ – giáo chủ Minh giáo – sau này Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương lập nên nhà Minh là nhân vật có thật trong chính sử, trong truyện chỉ là thuộc hạ Trương Vô Kỵ – Kim Dung  tiểu thuyết hóa Vô kỵ thích “vẽ lông mày” cho Triệu Minh (lối ẩn dụ “gác kiếm” của Vô Kỵ vì Tình yêu với Triệu Minh) – một nhân vật hư cấu (con một vương gia có thế lực trong chính sử) – nên rút lui khỏi trò chơi vương quyền nhường cho Chu Nguyên Chương sau này lên làm vua.

Trở lại Thiên Long Bát bộ, mở đầu là âm mưu của Tiêu Viễn Sơn(cha Kiều Phong – bản dịch mới là Tiêu Phong) và Mộ Dung Bác(cha Mộ Dung Phục)muốn làm náo loạn giang hồ Trung Nguyên đã gây nhiều nghi án tạo thành nhiều bi kịch. Tiêu Sơn  mục đích khôi phục trả thù riêng tư từ vụ thảm sát gia đình trong đó có Kiều Phong và Mộ Dung Bác khôi phục nước Yên của dòng họ Mộ Dung qua con trai Mộ Dung Phục, nên mở đầu là trận song đấu Nam Mộ Dung – Bắc Kiều Phong…chấn động giang hồ

Trò chơi Vương quyền đã đẩy Kiều Phong nương náu nước Liêu nhưng chàng yêu hòa bình, tránh việc binh đao giữa các dân tộc và Kiều Phong đã chọn cái chết tại Nhạn môn quan không thể kết cục nào hay hơn thế.

Trò chơi vương quyền, đã thúc đẩy Mộ Dung Phục, bất chấp mọi thủ đoạn làm phò mã nước Tây Hạ, bán rẻ nhưng người thân thích của mình và mất luôn người yêu là em họ xinh đẹp Vương Ngữ Yên để khôi phuc ngai vàng, nhưng cuối cùng nhận cái kết điên loạn tâm thần hoang tưởng là Hoàng đế không ngai

Trò chơi vương quyền đã xô đẩy theo “dòng chảy định mệnh” Hư Trúc “mèo mù gặp cá rán” làm phò mã Tây Hạ, Giáo chủ Linh Tựu Cung uy quyền hiển hách.

Kim Dung đã hư cấu thêm sự tranh dành quyền lực họ Đoàn nước Đại lý giữa Đoàn Chính Thuần và Hoàng đế Đoàn Chính Minh(Bác của Đoàn Dự) và Đoàn Diên Khánh (dòng họ Đoàn khác muốn tranh ngôi vương) sau những cuộc chém giết phản bội giữa các nhân vật họ Đoàn,cuối cùng người không thích làm vua Đoàn Dự lên ngôi vua.Nước Đại Lý tồn tại khoảng 300 năm sau bị Mông Cổ tiêu diệt, tổ tiên ở Vân Nam sau đó chạy xuống Việt Bắc Thái Lan, Đoàn hoang gia là tổ tiên dân tộc Thái trắng Việt nam bây giờ, không chừng còn dòng dõi đâu đó ở Việt nam,Thái lan(Đoàn Dự trắng trẻo đẹp trai như Kim Dung mô tả trong truyện có thể là dân tộc Thái trắng tuy chưa kiểm chứng với xét nghiệm ADN?)

TÔN GIÁO

Phật giáo (tiếng Hán: 佛教 – tiếng Phạn: बुद्ध धर्म – IAST: buddha dharm, Tiếng Anh: Buddhism) hay đạo Phật là một tôn giáo đồng thời cũng là một hệ thống của triết học có nguồn gốc từ Ấn Độ bao gồm một loạt các giáo lý, tư tưởng triết học cũng như tư tưởng cùng tư duy về nhân sinh quan, vũ trụ quan, thế giới quan, giải thích hiện tượng tự nhiêntâm linhxã hội, bản chất sự vật và sự việc; các phương pháp thực hành, tu tập dựa trên những lời dạy ban đầu của một nhân vật lịch sử có thật tên là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇, सिद्धार्थ गौतम, Siddhārtha Gautama) và các truyền thống, tín ngưỡng được hình thành trong quá trình truyền bá, phát triển Phật giáo sau thời Tất-đạt-đa Cồ-đàm.

Tất-đạt-đa Cồ-đàm thường được gọi là BụtPhật Thích Ca hay Đức Phật hoặc “người giác ngộ”, “người tỉnh thức”. Theo nhiều các tài liệu kinh điển của Phật giáo, cũng như các tài liệu khoa học và khảo cổ đã chứng minh rằng, Phật đã sống và thuyết giảng ở vùng đông bắc Ấn Độ ngày nay từ khoảng thế kỉ thứ 6 TCN đến thế kỉ thứ 5 TCN. Sau việc Đức Phật nhập niết-bàn (nibbāna) được khoảng hơn 100 năm, khi Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ hai diễn ra thì Phật giáo bắt đầu phân hóa ra thành nhiều nhánh và nhiều hệ tư tưởng khác nhau, với nhiều sự khác biệt, mặc dù cùng có xuất phát từ tư tưởng của Phật giáo Nguyên thủy của Đức Phật. Ngày nay có tồn tại ba truyền thống Phật giáo chính ở trên thế giới.

Mật Tông (zh. 密宗 mì-zōng) là từ gốc Hán dùng để gọi pháp môn bắt nguồn từ sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa, được hình thành vào khoảng thế kỷ 5,6 tại Ấn Độ. Mật Tông lại chia thành hai phái: Chân ngôn thừa (Mantrayàna) và Kim cương thừa (Vajrayàna). Sự phát triển của Mật Tông gắn với các luận sư nổi tiếng như Subha Karasimha (Thiên Vô Úy, 637-735), Vajra Bodhi (Kim Cương Trí, 671-741), Amoghavajra (Bất Không Kim Cương, 705-774), Padmasambhava (Liên Hoa Sinh, cuối thế kỷ thứ VIII), Dipankarasrijanàna (Atisa, cuối thế kỷ thứ XI).

MẬT TÔNG TẠI TÂY TẠNG

Trước khi Mật giáo được truyền vào Tây Tạng, dân chúng nơi này chưa có một tôn giáo nào đậm nét. Lúc đó, vùng đất chỉ có đạo Bon là đạo giáo cổ truyền của dân bản xứ. Thời đó,người ta chỉ biết thờ cúng chư thần kể cả hung thần, ác quỷ. Pháp môn Mật tông này truyền vào Tây Tạng muộn hơn Trung Quốc, vào khoảng cuối thế kỷ thứ 8, vua Tisongdetsen (740-786) có thỉnh rước 2 vị cao tăng Ấn Độ là Đại Sư Liên Hoa Sinh (Padma-Jungne) và Antarakshita. Tại đây Kim cương thừa đã hòa nhập với Phật giáo Đại thừa sẵn có của Tây Tạng và được gọi là Lạt Ma giáo.

Tây Tạng có 4 tông phái Mật Tông chính là:Phái Cổ Mật hay Cựu phái (Nyingmapa, Ninh mã phái) do Đại Sư Liên Hoa Sinh (Padma-Jungne) sáng lập vào năm 749. Ngài là giáo sư danh tiếng ở viện đại học Nalanda Phật giáo.

  • Phái Kagyu (Ca-nhĩ-cư phái)
  • Phái Sakya (Tát-ca phái)
  • Phái Hoàng Mạo (Guelugpa, Cách-lỗ phái) do ngài Tsongkhapa, quê ở miền bắc Tây Tạng lập ra vào thế kỷ 14. Lúc đó,Phật giáo bị mê mờ vì nhiều tín điều sai lầm và huyễn hoặc. Sư đã dùng tư tưởng cao sáng khuyên nhủ người tu hành nên tinh tiến tu, tham thiền hỏi đạo, trai giới đạo hạnh. Cuộc cải cách tôn giáo của ngài có hiệu quả vững bền. Về sau, phái của Sư đổi tên là Lạt-ma-giáo và trở thành người đứng đầu nhà nước Tây Tạng do Đức Đạt-lai Lạt-ma nắm giữ quyền cai trị dân chúng và trông nom mối đạo.(Wiki mở)

Phật Giáo là tôn giáo xuyên suốt tác phẩm Kim Dung thông qua phái Thiếu lâm Bắc Tông. Trong Thiên long Bát bộ  có các bậc cao tăng giữ Tàng kinh các mà Tiêu Sơn và Mộ Dung Bác là đệ tử ẩn mình học võ công cao siêu chứa trong kinh kệ, sau đó Sư phụ Vô Danh Thần tăng đã cảm hóa cả hai quy y Phật pháp từ bỏ trần tục và hai người con Tiêu Phong và Mộ Dung Phục. Huyền Từ phương trượng là một cao tăng Thiếu lâm có người yêu là Diệp Nhị Nương(một trong Tứ đại ác nhân) trứơc khi xuất gia, khi gặp lại nhau sau bao năm xa cách và nhận ra con trai Hư Trúc đã cùng “chết bên nhau…thật là thần tiên”(lời bài hát Lê Uyên Phương).

Đại luân Minh vương Cưu Ma Trí là cao thủ võ lâm từ Thổ phồn vào Trung nguyên tìm kiếm kinh sách võ công – Thổ Phồn là tiền thân Tây Tạng với Phật giáo Mật Tông – nhưng cuối cùng mất hết nội lực và võ công,  nhờ Đoàn Dự dùng Hóa Công Đại pháp cứu mạng thoát chết và cảm hóa ông ta về lại Thổ Phồn không bao giờ đặt chân đến Trung nguyên nữa/

Ngoài ra còn có các môn phái và nhân vật biến thể từ Đạo Lão như phái Tiêu Dao, cung Linh thứu …với Thần tiên tỷ tỷ,Vô Nhai Tử,Lý Thu Thủy,Thiên Sơn Đồng Mỗ.

TÌNH DỤC

Thiên Long Bát Bộ, Kim Dung hư cấu nhiều đoạn Tình dục thêm ly kỳ hấp dẫn,sau đây là vài đoạn ấn tượng

Khang Mẫn hay Mã phu nhân – mỹ nhân,vợ góa của Phó Bang chủ Cái Bang – lẳng lơ, dâm đãng, tình xuân  phơi phới, dụ dỗ Kiều Phong nhưng bất thành đâm ra oán hận, ả cấu kết Trưởng lão khác là Bạch Thế Kính, dùng tình dục áp chế lão hãm hại Kiều Phong và Cái Bang gây ra thảm kịch trên giang hồ

Thái tử  Đoàn Dự và Mộc Uyển Thanh – con gái  ngoài luồng của Đoàn Chính Thuần(cha Đoàn Dự) – xem như anh em cùng cha khác mẹ nhốt vào hang  động làm chuyện lọan luân sau khi cho uống thuốc kích dục “Âm Dương hòa hợp tán” theo mưu kế Đoàn Diên Khánh để làm bẻ mặt Đoàn Hoàng gia và áp lực nhường ngôi cho y, nhưng thất bại do Đoàn Dự Phật tính cao và giúp đỡ của Chung Linh – người thầm yêu Đoàn Dự – nên thoát khỏi âm mưu này.

Sư phụ của Hư Trúc là Thiên Sơn Đồng mỗ muốn chàng từ bỏ Thiếu lâm bằng cách cho nằm bên Công Chúa Tây hạ bị điểm huyệt trong bóng tối của hầm băng lạnh giá Hoàng cung. Cả hai cùng sưởi ấm cho nhau và làm chuyện Tình dục. Dân gian ta có câu: “lửa gần rơm lâu ngày cũng cháy”

 Hư Trúc có “cốt tu”(lái) phải hòan tục dù trước đó sư phụ ép ăn mặn nhưng không kết quả, về sau nhờ kỷ niệm ân ái này mà chàng trở thành phò mã Tây Hạ khi trả lời đúng các câu hỏi của Công chúa.

NHÂN VẬT:

Ba nhân vật chính Kiều Phong Đoàn Dự Hư Trúc và theo thống kê khoảng 250  nhân vật phụ nhớ không xuể, nên giai thoại có thật là khi Kim Dung đi công tác nhờ Nghê Khuông viết thay 40.000 chữ trong Thiên Long Bát Bộ nhiều kỳ đăng báo (feuilleton), sau này Kim Dung phải chỉnh sửa nhiều đoạn khi in thành sách

KỊCH TÍNH

Truyện Kim Dung truyện nào cũng nhiều kịch tính, riêng Thiên long Bát Bộ có nhiều kịch tính do sự tưởng tượng hư cấu của nhà văn Kim Dung! Vài đoạn sau đây

1/Tình yêu ám ảnh hay Tình yêu tiền kiếp:

– Mộc Uyển Thanh là một nữ hiệp xinh đẹp,không phải yêu Đoàn Dự vì lời nguyền ai thấy được mặt thật của nàng sẽ lấy làm chồng, mà do Đoàn Dự quá tốt lăn xả cứu nàng khi hoạn nạn.

– Đoàn Dự, do ngưỡng mộ sắc đẹp của Thần Tiên tỷ tỷ trong hang động, chàng không dám mạo phạm nên thoát chết khi sụp lạy và các mũi tên tự động bay qua đầu và chàng được những bí kíp võ công, sau đó do ám ảnh bởi sắc đẹp này trên khuôn mặt Vương Ngữ Yên – Nàng là con Lý Thanh La(con của Vô Nhai Tử và Lý Thu Thủy) – chàng lẽo đẽo theo mãi và chinh phục được nàng

2/Tình đơn phương:

– Du Thản Chi nhân vật si tình hơn cả Đoàn Dự, người yêu A Tử bảo gì làm nấy kể cả móc mắt “tình cho không biếu không” dù làTình đơn phương.

– A Tử em gái A Châu và tình yêu đơn phương với Kiều Phong, cuối truyện nàng móc mắt trả lại cho Du Thản Chi và ôm xác Kiều Phong nhảy xuống vực sâu Nhạn môn quan với người mình yêu quý.

3/Tình ngang trái éo le:

– Các nhân vật nữ trong Thiên Long Bát bộ như Chung Ly,Mộc Uyển Thanh,Vương Ngọc Yến(không kể A Châu – người yêu Kiều Phong) ban đầu câu truyện đều là anh em cùng cha khác mẹ với Đoàn Dự vì đều là con ngoài luồng của Đoàn Chính Thuần, cha Đoàn Dự và bào đệ đương kim Hoàng thượng nước Đại lý Đoàn Chính Minh.

– Đoàn Chính Thuần tuy đa tình nhưng sẵn sàng hy sinh mạng sống cho các người yêu cũ như mẹ Chung Ly(Cam Bảo Bảo), mẹ Mộc Uyển Thanh(Tần Hồng Miên), mẹ Vương Ngữ Yên(Lý Thanh La)… khi bị Mộ Dung Phục khống chế. Đoàn Chính Thuần – nhân vật nhiều mối tình lãng mạn nhất của Kim Dung – khi chết đã không biết được tin động trời là đứa con trai Đoàn Dự mà ông thường yêu quý là con của người vợ ông bấy lâu nay là Hoàng hậu Thư Bạch Phụng với Đoàn Diên Khánh trong “tình một đêm”. Kim Dung giải kết đoạn này để Đoàn Dự lên làm vua yên ổn không ai tranh dành ngôi báu họ Đoàn Đại lý và chuyện lập hoàng hậu thứ phi Chung Ly, Mộc Uyển Thanh không mang tiếng loạn luân(anh em cùng cha khác mẹ), còn mỹ nhân Vương Ngữ Yên không thích làm Hoàng hậu Đại lý mà theo chăm sóc cho “biểu ca”( anh em cô cậu ngày trước bên Trung hoa vẫn được xã hội chấp nhận vợ chồng với nhau) Hoàng đế tâm thần hoang tưởng Mộ Dung Phục

4/Các môn Võ Công nổi tiếng trong Thiên Long Bát bộ đều do Kim Dung tưởng tượng

– Giáng Long Thập Bát Chưởng: gồm 18 chiêu dựa trên các quẻ trong Kinh Dịch biến hóa khôn lường, chỉ cần chiêu đầu “Kháng Long hữu hối” Kiều Phong hay sau này Quách Tỉnh đủ để làm đối phương bối rối và là một trong những võ công lừng lẫy của Hồng Thất Công – Võ lâm Ngũ Bá xuyên suốt 2 bộ Anh Hùng Xạ Điêu và Thần Điêu Đại Hiêp: 1/Bắc Cái Hồng Thất Công và sau là Bắc Hiệp Quách Tỉnh. 2/ Hàm Mô Công của Tây Độc Âu Dương Phong và sau  là Tây Cuồng Dương Quá với Ám nhiên Tiêu hồn chưởng. 3/ Nhất Dương Chỉ của Đoàn Nam Đế. 4/Lạc Anh Chưởng và Đạn Chỉ Thần Công của Đông Tà Hoàng Dược Sư. 5/Trung Thần Thông Vương Trùng Dương và sau là Châu Bá Thông với Toàn Chân phái, nội công cơ bản tuyệt vời.

– Đả Cẩu Bỗng Pháp hay còn gọi là gậy đánh chó, hành khất khi đi ăn xin có gậy đánh chó bảo vệ, nhưng Kim Dung nâng cao thành môn võ công truyền lại cho Bang chủ, ngoài chiêu thức như biến hóa như kiếm pháp, khi toàn thể bang chúng cùng xông lên thành Đả cẩu trận phát huy uy lực khủng khiếp các cao thủ phải đại bại.

– Nhất Dương Chỉ uy lực nội công phát ra đầu ngón tay thành một võ công như chưởng pháp tấn công đối phương rất lợi hại, đây là võ công độc quyền xem như căn cước của Đoàn Hoàng gia chỉ lưu truyền trong hoàng tộc – trong Xạ điêu tam bộ khúc có nói đến Đoàn Nam Đế có truyền cho Vương Trùng Dương để khắc chế Hàm Mô Công của Tây Độc Âu Dương Phong

– Bắc Minh Thần công và Sinh Tử Phù : hai võ công này phối hợp nhau, Bắc Minh thần công tạo nước thành băng, khi thành băng người xử dụng trộn độc chất bắn vào huyệt đạo đối phương xuyên qua da thấm vào người, chất độc được ấn định thời gian phát tán nếu không có thuốc giải sẽ đau đớn và khó chịu vô cùng đưa đến cái Chết nên gọi là Sinh Tử phù(bùa Sống Chết). Đây là võ công từ phái Tiêu Dao  truyền đến Thiên Sơn Đồng Lão chủ nhân của cung Linh thứu nên 36 đảo 72 động đều thần phục để xin thuốc giải. Sau này Hư Trúc có 3 luồng Nội công của Vô Nhai Tử, Thiên Sơn Đồng Lão và Lý Thu Thủy truyền cho có thể hóa giải Sinh Tử Phù lấy ân báo oán nên các cao thủ  đều hợp lực theo chủ nhân cung Linh Thứu mới Hư Trúc

– Lục Mạch Thần Kiếm (cũng từ Bắc Minh Thần Công của phái Tiêu Dao), gọi là kiếm nhưng là môn nội công vận khí theo 6 Kinh mạch của hệ kinh lạc Đông Y phát ra kình lực mạnh mẽ như chưởng đánh bại đối phương, đây là môn võ công Đoàn Dự nhận được từ bí kíp trong hang động của Thần Tiên tỷ tỷ, chàng luyện không hòan chỉnh nên lúc vận công có lúc phát ra có lúc không nên gây nhiều bi hài trong lúc song đấu.

– Lăng Ba Vi Bộ là võ công theo bí kíp của Thần Tiên tỷ tỷ phái Tiêu Dao để lại cho Đoàn Dự, dựa trên 64 quẻ của Kinh Dịch thay đổi phương vị trong chớp mắt, chạy trốn đối phương rất tài tình.

– Hóa Công Đại pháp hay Hấp Tinh Đại pháp do Đinh Xuân Thu nhân vật vai ác của phái Tiêu Dao luyện Bắc Minh Thần Công và biến đổi thành võ công tà độc hấp thu nội lực đối phương.

PHỤ LUC CÁC TÁC PHẨM KIM DUNG

1. Phi Hồ Ngoại Truyện (飞狐外传): Other Tales of the Flying Fox

2. Tuyết Sơn Phi Hồ (雪山飞狐): Flying Fox of Snowy Mountain

3. Liên Thành Quyết (连城诀): A Deadly Secret

4. Thiên Long Bát Bộ (龙八部): Demi-Gods and Semi-Devils

5. Xạ Điêu Anh Hùng Truyện (射雕英雄): The Legend of the Condor Heroes

6. Bạch Mã Khiếu Tây Phong (马啸西风): Swordswoman Riding West on White Horse

7. Lộc Đỉnh Kí (鹿鼎): The Deer and the Cauldron

8. Tiếu Ngạo Giang Hồ (笑傲江湖): The Smiling Proud Wanderer

9. Thư Kiếm Ân Cừu Lục (书剑恩仇录): The Book and the Sword

10. Thần Điêu Hiệp Lữ (神雕侠): The Return of the Condor Heroes

11. Hiệp Khách Hành (侠客行): Ode to Gallantry

12. Ỷ Thiên Đồ Long Ký (倚天屠龙记): Heaven Sword and Dragon Sabre

13. Bích Huyết Kiếm (碧血): Sword Stained with Royal Blood

14. Uyên Ương Đao (鸳鸯刀): Blade-dance of the Two Lovers

Thiếu Lâm
Cái Bang
Võ Đang
Nga Mi
Vô Lượng kiếm phái Thiên Sơn Linh Tựu Cung hay Linh Thứu Cung (trong tiểu thuyết Thiên Long Bát Bộ thì phái Thiên Sơn còn được biết dưới cái tên là Linh Tựu Cung hay Linh Thứu Cung).  



Giáng long thập bát chưởng

Đả cẩu bỗng pháp



Hấp tinh đại pháp hay Hóa Công đại pháp





Lục mạch thần kiếm
Nhất dương chỉ  

Bắc Minh Thần Công      


Cửu Âm Chân Kinh    


 


Cửu âm bạch cốt trảo

Di Hồn Đại Pháp hay Thôi miên

Lăng Ba Vi Bộ  

Shaolin
Beggars section 
Wudang
Emei  Infinite Sword 
Mountain heaven The spirit of the palace        

Bang hay Phái có nơi dịch là Gang hay Section, tổ chức hay bang phái lớn dịch là Assembly như Thiên địa hội : Heaven and Earth Assembly hay Cái bang(Beggars Assembly) , bang nhỏ dịch là Gang  



18 strokes of dragon palm

Stick Fighting Dogs or Sticks to beat dogs


Magics Great Dharma of Absorption Method
Transformation Absorption Method Pháp”  là dịch nghĩa tiếng Phạn “dharma”, dịch theo âm là “đạt-ma”). Như: “Phật pháp”  lời dạy, giáo lí của đức Phật, “thuyết pháp”  giảng đạo Cách thức, đường lối. Như: “phương pháp”  cách làm, “biện pháp”  đường lối, cách thức.  

Circuit Clerk Sword One Yang Finger  


Northern Ming Shen magic martial arts Công phu. 功夫  “dụng công” , “luyện công”   

Nine Yin Sutra or book (True scripture) Kinh sách như Vũ Mục di thư(Wushu book),tâm pháp…các tác giả nước ngoài đều dịch là book  


Nine Yin White Bone Claw

Soul Transference Dafa or Hypnosis

Skill step movement Method