MỘT BÀI THƠ … BA SỐ PHẬN


Từ một bài thơ và Ba số phận

Trên DVD Thúy Nga 130 trình diễn tại Singapore 24 và 25.11.2019 chủ đề Glamour (Quyến rủ).Ca  sĩ Thái Hiền hát một bài hát của Cha minh nghe lạ tai vì ít phổ biến trước và sau 1975. Đó là bài Màu thời gian của Đoàn Phú Tứ do Phạm Duy phổ nhạc! Cái tên Đoàn Phú Tứ có liên quan đến nhiều số phận của vài con người thời kháng chiến chống Pháp nên tôi ghi ra đây đế độc giả ôn cố tri tân…

1/Thi sĩ Đoàn Phú Tứ(ĐPT) (1910 – 1989)

là một nhà soạn kịch, nhà thơ, dịch giả nổi danh từ thời tiền chiến. Khi viết, ông ký tên thật hoặc các bút danh: Ngộ Không, Tam Tinh, Tuấn Đô,…

Ông là người sáng lập nhóm Xuân Thu (tương tự Tự lực văn đoàn) cùng thời vá có xuất bản Xuân Thu nhã tập,gồm nhiều văn và thơ.Ông nổi tiếng với bài thơ Màu Thời gian đăng trên báo Ngày nay của nhóm Tự lực văn đoàn số Tết 1940.

Sớm nay tiếng chim thanh
Trong gió xanh
Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình

Ngàn xưa không lạnh nữa, Tần phi*

Ta lặng dâng nàng
Trời mây phảng phất nhuốm thời gian

Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh

Tóc mây một món chiếc dao vàng
Nghìn trùng e lệ phụng quân vương**
Trăm năm tình cũ lìa không hận
Thà nép mày hoa thiếp phụ chàng

Duyên trăm năm dứt đoạn
Tình muôn thuở còn hương
Hương thời gian thanh thanh
Màu thời gian tím ngát

(*)Thi nhân mượn sự tích người xưa để giữ vẻ kín đáo cho câu chuyện. Xưa có người cung phi, nàng Lý phu nhân, lúc gần mất nhất định không cho vua Hán Võ-đế xem mặt, sợ trông thấy nét mặt tiều tụy vua sẽ hết yêu. Cái tên Tần Phi thi nhân đặt ra vì một lẽ riêng.

(**) Nàng Dương Quý Phi lúc mới vào cung, tính hay ghen, bị Đường Minh Hoàng đưa giam một nơi. Nhưng nhà vua nhớ quá sai Cao lực sĩ ra thăm. Dương Quý Phi cắt tóc gửi vào dâng vua. Vua trông thấy tóc, thương quá, lại vời nàng vào cung.

Bài thơ này đã được ít nhất là 2 nhạc sĩ phổ nhạc: Nguyễn Xuân Khoát phổ năm 1942, và Phạm Duy phổ năm 1971.

Bài thơ cũng phảng phất 2 câu thơ cho là của vua Tự Đức khóc một phi tần yêu quý, có tác giả cho là của  Nguyển gia Thiều khóc Bằng Phi dịch từ 2 câu thơ của Trần Danh Án (thi sĩ thời Lê Trung hưng 1754- 1794) “Phá toái lăng hoa tầm cựu ảnh.Trùng phong khâm tử hộ dư hương”

Đập cổ kính ra, tìm lấy bóng,
Xếp tàn y lại, để dành hơi

Hậu vận ĐPT rất khổ cuồi đời nghèo khổ, chết không co tiền ma chay! Phùng Quán  đứng ra mạo danh gia đình ĐPT viết đơn trợ cấp cho chủ tịch Quốc hội lúc bấy giờ là Lê Quang Đạo,ví ĐPT cũng là đại biểu Quóc hội khóa 1 cùng với Nguyễn Hải Thần, Vũ Hống Khanh, Nguyến Tường Tam…Do Ông Lê quang Đạo di vắng, văn phòng QH tra sổ ông là đại biểu QH đào nhiệm (khóa 2 không ai bầu lại)… các ông Vụ trưởng đi thay bằng Vônga văn phòng QH với vòng hoa lớn “ kính viếng hương hồn nhà thơ nổi tiếng Đoàn Phú Tứ “ đang dựng sạp tại bãi An Dương  Ba đình Hà nội (20.9.1989)

2/Trần Dụ Châu(TDC):

 TDC là Đại tá Cục trưởng cục Quân nhu Quân đội nhân dân Việt nam(1949) liên quan đến ĐPT do trong thời gian kháng chiến chống Pháp. ĐPT được mời dự hôn lễ của một đệ tử của TDC là Lê Sĩ Cửu, phụ trách vật tư, đám cưới rất xa hoa thắp “đèn bạch lạp to bằng cổ tay,sơn hào hải vị, giò chả,chim quay.gà tần,bê thui. nấm hương,,, thuốc lá thơm… rượu vang đỏ Pháp, giăng hoa kết dèn, ban nhạc sống của nhạc sĩ Canh Thân…”TDC hôm đó mặc quân phục choáng lộn, cỡi ngựa, có vệ sĩ to cao.. TDC biết ĐPT là nhà thơ nổi tiếng mời ông lên ngâm thơ mừng….Thực khách ồn ào chờ ông làm thơ và cho là sẽ ngâm hay hơn “nghìn trùng e lệ phung Quân vương”. Ông giận run với ý nghĩ bọn võ biền đầy quyền uy hay có thói xem kẻ sĩ lá nô bôc, đồ trang sức… Ông ngâm:

“Buổi tiêc cưới chúng ta sắp chén đẫy hôm nay được dọn bằng xương máu chiến sĩ”

 và hôm sau ông lám đơn lên Hồ chủ tịch về đám cưới lãng phí này,sau đó TDC bị  tứ hình,Trần Sĩ Cửu tự sát trong tù(1950)

3/Thi sĩ Phùng Quán(1932-1995)

Ông là một nhà thơ nhà văn chịu nhiều cay đắng trong cuộc đời tác giả nổi tiếng truyện Vượt Côn đảo, Tuối thơ dử dội và các câu thơ nổi tiéng:

“Yêu ai cứ bảo là yêu,Ghét ai cứ bảo là ghét .Dù ai ngon ngọt nuông chìu.Cũng không nói yêu thành ghét.Dù ai cầm dao dọa giết. Cũng không nói ghét thành yêu”

Ông quê xã Thùy Dương huyện Hương Thủy- Thừa thiên Huế.Ông là Thiếu sinh quân và tham gia Văn công Liên khu 4 và là cháu gọi nhà thơ Tố Hữu bằng Cậu.

Vợ ông là giáo viên Vũ thị Bội Trâm,là ngưới phụ nữ chịu nhiều gian truân với ông từ khi ông bị lao đao vì liên quan vụ án Nhân ăn giai phẩm ,phải đi cài tạo từ thái Nguyên, Việt Trì ,Thanh hóa… bà là giáo viên dạy văn nổi tiếng được nhiều học trò thương mến.

Vợ chồng ông lấy nhau 20 năm không có chỗ trú thân, tên không được in lên sách  ông được bạn bè cho biệt danh “cá trộm. rượu chịu,văn chui…” đủ hiểu ông cơ cực thế nào.Sau Đổi mới ông không có tác phẩm nào xuất bản, ông dùng bút danh khác và câu cá ở Hố Tây kiếm sống và mất  22.1.1995, năm 2010 hài cốt được đưa về an táng tại quê nhà Hương Thuỷ – Huế. Năm 2007 Ông được giải oan về vụ án Nhân văn Giai phẩm 1958 cùng với Trần Dần,Lê Đạt, Hoàng Cầm…

Lúc ông là bộ đội Vệ Quốc quân; lính trinh sát. Ông luôn là chiến sĩ bảo vệ cho các đoàn văn nghệ Liên khu 4 biểu diễn trong đó có Đoàn Phú Tứ,Thanh Tịnh,Phạm Duy, Bửu Tiến… Ông quan niệm: “Nhân tài là vốn quý của đất nước.Một đất nước không có nhân tài thì đất nước đó sẽ lụn bại.Như vậy phải bảo vệ văn nghệ sĩ như bảo vệ con ngươi giữa mắt mình” Cho nên ông rất yêu quý văn nghệ sĩ  “Nếu các anh bị bốn bề vây súng giặc. Chúng tôi sẽ xông ra lấy ngực che đạn cho các anh…”

Qua các câu chuyện của các nhân vật trên chúng ta nhìn lại và suy gẫm những số phận của kẻ sĩ và võ biền như bất kỳ thời đại và quốc gia nào…

Lê Quang Thông

(Tham khảo chính: “Ba phút Sự thật” của Phùng Quán)

ĐOÀN PHÚ TỨ
TRÀN DỤ CHÂU
PHÙNG QUÁN

Tràn Dụ Châu

Phùng  Quán

Bình luận về bài viết này