KIỀU PHONG, BI KỊCH CỦA TÌNH YÊU VÀ TRÒ CHƠI VƯƠNG QUYỀN


KIỀU PHONG, BI KỊCH CỦA TÌNH YÊU VÀ TRÒ CHƠI VƯƠNG QUYỀN

Một trong những bộ truyện kiếm hiệp của Kim Dung trước 1975 có tên là  Lục mạch Thần kiếm, khi đăng báo hàng ngày tại Viêt nam ra mắt công chúng sau các bộ Anh Hùng xạ điêu,Thần điêu đai hiệp,Cô gái Đồ long(Ỷ Thiên Đồ Long ký) nhưng Kim Dung dựa trên bối cảnh Trung hoa thời trung đại Mông cổ Thành cát Tư hãn chưa lập quốc, các nước Liêu Kim Tống  …là các cường quốc, các nước nhỏ như Đại lý, Nam Chiếu, Tây Hạ …đang cường thịnh,Việt nam thời ấy chỉ  một tỉnh của  Nam Hán dòng dõi Lưu Bang (trong 10 nước – Thập lục quốc) chia cắt Trung hoa lúc bấy giờ và sau đó là nhà Tống cho đến khi Ngô Quyền dành độc lập mở ra các triều đại Đinh Lê Lý Trần…

Bộ Lục mạch Thần kiếm – sau này Kim Dung chỉnh sửa – tại Việt nam xuất bản có bản quyền gọi là Thiên Long Bát bộ, truyện này lấy bối cảnh lịch sử Trung hoa trước Anh Hùng Xạ điêu 100-150 năm thời Liêu Kim Tống chia ba thiên hạ, truyện nói về ba nhân vật ba nước Kiều Phong(hay Tiêu Phong)tướng nước Liêu,Đoàn Dự Thái tử nước Đại Lý và Hư Trúc phò mã nước Tây Hạ trong đó chỉ có Đoàn Dự là nhân vật có thật, hai nhân vật kia hư cấu. Kim Dung  dựa  trên các nhân vật chính sử và sự kiện lịch sử dựng lên câu chuyện ly kỳ, đan xen Tình yêu éo le ngang trái phản bội, chung thủy, tranh dành vương quyền… của các môn phái chính tà với các võ công, ám khí, độc chất…đa số đều là  tưởng tượng của tác giả.

Các bạn yêu truyện võ hiệp Kim Dung  nhất là các nhân vật quá nổi tiếng theo thứ tự: Quách Tỉnh – Hoàng Dung,Dương Quá – Tiểu Long Nữ, Trương Vô Kỵ- Triệu Minh, cần tưởng tượng ngược dòng lịch sử rằng Kiều Phong là Bang chủ Cái bang, là Thái sư tổ của Bắc Cái Hồng Thất công đã có võ công cao siêu Giáng long thập bát chưởng, Đoàn Dự là ông nội của Đoàn Nam Đế – một trong Võ lâm ngũ bá những nhân vật trong ba bộ Anh hùng xạ điêu,Thần điêu đại hiệp,Ỷ Thiên Đồ long ký – với võ công Nhất dương chỉ danh trấn giang hồ là tiền thân là võ công Lục mạch Thần kiếm nằm trong các bộ kinh của Phật mà tác giả mượn tên Thiên Long Bát bộ(TLBB)  dựa theo kinh Phật Đại Thừa: gồm tám loài hữu tình trong thần thoại Phật giáo mà Thiên Long đứng đầu… Trước kia họ hung ác, sau được Phật chuyển hoá thành những thần vật hộ trì phật pháp.

Bài viết này chỉ muốn tập trung về nhân vật Kiều Phong, một trong ba nhân vật TLBB, là nhân vật nam kiêu hùng oai phong lẫm liệt và cái chết đầy bi kịch không thể nào hay hơn các kết thúc có hậu thừơng thấy trong tiểu thuyết Kim Dung, nhân vật chính đa số lui về du sơn ngoạn thủy hay mờ mờ ảo ảo như Quách Tĩnh Hoàng Dung giữ thành Tương dương là những anh hùng không biết sống chết thế nào…chỉ biết hai vợ chồng này đúc hai võ khí Ỷ Thiên kiếm và Đồ Long đao dấu bên trong Cửu âm Chân kinh và Võ mục di thư  gây náo loạn giang hồ 100 năm sau trong bộ truyện Cô gái Đồ long đã gây “náo loạn” hiện tượng văn học Việt nam Cộng hòa, nhiều tiểu luận đứng đắn của các tác giả như Đỗ Long Vân,Bùi Giáng …báo chí, hay học sinh, sinh viên, công chức, quân đội … đua nhau “chém gió” hay cải lương ăn theo…ca dao,hò vè dân gian như …“có cô gái đồ long lắc bầu cua…”, hai nhân vật được những nhà báo trước năm 1975 hay dùng làm Bút hiệu là Chu Chỉ Nhược(nhân vật nữ trong ỶThiên Đồ long ký) và Kiều Phong.

Kiều Phong hay Tiêu Phong dòng dõi Khiết Đan, trong một âm mưu của người cha là Tiêu Viễn Sơn đưa về Trung nguyên và sau đó Kiều Phong làm Bang chủ Cái Bang từ đầu truyện là nhân vật có võ công cao cường “Nam Mộ Dung – Bắc Kiều Phong”, khi trở thành Bang chủ, KP lọt vào ánh mắt của góa phụ đa tình Mã Phu nhân, do không thõa mãn tình ái với KP, Mã phu nhân công bố KP không phải là người Hán mà là người Khiết đan, do tệ phân biệt chủng tộc của giới võ lâm Trung nguyên thời ấy trong đó có Cái Bang khiến chàng phải từ chức và lưu lạc tận nước Liêu.

Nước Liêu (907-1125) của dân tộc Khiết Đan, là một dân tộc thượng võ, dũng mãnh, (bắt nguồn từ một nhánh du mục Hung nô tự thời Bắc Ngụy – Xuân thu Chiến quốc) từng tồn tại ở Trung Á và Bắc Á. Liêu quốc kiểm soát phía bắc Trung Quốc hơn 100 năm, tiếng Anh gọi là Cathay. Sau khi bị người Nữ Chân(Kim) đánh bại, họ chuyển sang phía tây và giữ được tổ chức nhà nước, được sử Trung Quốc gọi là Tây Liêu, Tây Liêu tồn tại từ 1125 cho đến khi bị đế quốc Mông Cổ tiêu diệt vào năm 1218.Nếu tính khi lập quốc đến năm diệt vong kéo dài 315 năm

Có thời kỳ Tây Liêu đô hộ Cao Ly(nam bắc Triều tiên bây giờ) sau đó  Cao ly được phong vương chư hầu và và triều cống nước Liêu(1022), tương tự như các triều đại Trung quốc đối với Việt nam.

Gia Luật Hồng Cơ, là nhân vật có thật trong chính sử, Kim Dung tiểu thuyết hóa là anh em kết nghĩa với Kiều Phong. Hồng Cơ là Liêu Đạo Tông (1032-1101),  vị hoàng đế thứ tám của nhà Liêu trong lịch sử Trung Quốc, trị vì được 46 năm,

Kiều Phong từ bỏ Cái bang về Liêu khoảng 40 tuổi (khoảng năm 1070-1075), ngoài vấn đề phân biệt chủng tộc còn nỗi đau Tình ái là ngộ sát người yêu A Châu.Dù được quyền cao chức trọng đối đãi tử tế nhưng khi  Hồng Cơ phát động chiến tranh vào Trung nguyên đánh nhà Tống chàng phản đối vì muốn tránh việc binh đao đau khổ cho nhân dân hai nước nên bị Liêu đế  tạm giam.

Hai bạn bè “nghĩa trọng như thiên kim” là Đoàn Dự – lúc đó đã là vua nước Đại lý – ; Hư Trúc- đã là phò mã Tây Hạ và Cung chủ Cung Linh Thứu -, cùng các môn phái mến mộ  kể cả Cái Bang… cùng nhau đến nước Liêu cứu chàng, Hồng Cơ vẫn phát động chiến tranh và truy kích chàng đến tận Nhạn môn quan, biên giới Tống – Liêu. Kiều Phong với võ công cao cường bức ép Liêu Đạo Tông lui binh… Hồng Cơ đồng ý… và chàng tự sát tại đây để trọn Tình Huynh đệ,Nghĩa Vua tôi với Hồng Cơ và các bạn bè ra về bình an!

Kim Dung đã chọn kết cục cho Kiều Phong không còn kịch bản nào hay hơn và đồng thời cho A Tử (em gái A Châu- người yêu đã bị ngộ sát) – A Tử là người yêu đơn phương Kiều Phong đã cùng xuống Tuyền đài cho có đôi để gã si tình Du Thản Chi khỏi bẽ bàng cũng là ý hay!Tình yêu!                                                     Lê Quang Thông (lequangmd@yahoo.com.vn)

Bình luận về bài viết này